Phương pháp nhận biết chất liệu vải của áo đồng phục

Chất liệu vải ảnh hưởng rất nhiều đến form, độ cứng cáp của áo. Vì vậy hãy tìm hiểu các cách phân biệt vải cơ bản, để giúp việc chọn chất liệu may đồng phục của bạn được dễ dàng hơn.

Có rất nhiều trường hợp các xưởng may vì trục lợi đã thay đổi chất liệu vải khách hàng đặt thành các chất liệu rẻ tiền hơn. Điều này rất khó nhận ra nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những cách phân biệt loại vải cùng mauaodongphuc.com, để tiện cho việc kiểm tra sau này.

Cách nhận biết sợi vải

*Sợi Cotton 100%: Được quay từ sợi bông và thành phần chủ yếu là từ Xenlulozơ nguyên chất, đây là chất liệu phổ biến cũng như được yêu thích nhất hiện nay do đặc tính thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, ưu điểm hơn nữa là phơi nhanh khô và mang đến sự thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, nhược điểm của vải Cotton là giá thành khá cao, mình vải hơi mềm và có thể nhăn, nên khi sử dụng cần phải giữ gìn hơn so với sợi poly.

*Sợi PE: Được dệt từ các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên xơ cứng. Bền và không nhăn nhưng không thấm hút mồ hôi, và sợi hơi cứng hơn so với sợi Cotton 65/35.

* Sợi Cotton 65/35, thun 2 chiều: Là loại vải Cotton được pha thêm 35% hoặc 65% sợi Polyester để tăng độ bền của màu vải.

  • Ưu điểm: Bề mặt vải đẹp, bền, mềm mại, khá mát, giá thành hợp lý và rất đa dạng màu sắc.
  • Nhược điểm: Có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát nhưng không mềm như vải 100% Cotton vì đã được pha thêm sợi nhân tạo.

Hiện trên thị trường chất liệu vải này luôn được ưa chuộng nhất, vì giá thành cũng hợp lý và đa dạng màu sắc hơn. Hơn nữa chất liệu vải này đảm bảo các tiêu chí phù hợp với người dùng.

Phương pháp nhận biết chất liệu vải của áo đồng phục

Các phương pháp phân biệt

Dùng nước nhận biết vải thun

Với phương pháp này, bạn có thể dùng nước nhỏ lên bề mặt vải thun:

  • Với vải thun 100% Cotton: Khả năng thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng.
  • Với vải thun có chứa % PE: Tỉ lệ % PE càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên bề mặt vải thun càng nhỏ.

Dùng nhiệt độ phân biệt sợi vải

Bạn có thể dùng lửa đốt trực tiếp lên sợi vải:

  • Với vải thun 100% Cotton: Do thành phần chính là Xenlulozơ (thành phần chính của gỗ kim) nên khi ta đốt sẽ ngửi thấy mùi khét như giấy cháy, tro của vải mịn và dễ hoà tan.
  • Với vải thun có pha giữa sợi Cotton và sợi PE: Khi ta đốt cháy sẽ ngửi thấy mùi nhựa thoang thoảng tùy theo thành phần sợi PE có trong vải nhiều hay ít, tro vải sẽ gồm một phần tan mịn còn một phần bị vón cục.

Dùng tay để phân biệt chất liệu vải

Bạn có thể cảm nhận được khi bạn trực tiếp cầm vải trên tay:

  • Với vải thun sợi bông: Khi cầm trên tay ta cảm giác mềm mịn mát tay, loại thun sợi bông có độ đều không cao lắm, bề mặt vải không bóng mà có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi đứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
  • Vải vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng, trông sợi có độ đều cao. Khi nhìn trên mặt vải thun ta có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhăn, nhưng sợi hơi cứng.

Phương pháp nhận biết chất liệu vải của áo đồng phục