So sánh chất lượng các loại vải may đồng phục cao cấp

Hy vọng với những chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích một phần nào đó để các bạn có thể chọn lựa được loại vải phù hợp để may các loại đồng phục cao cấp cho cá nhân hay tập thể bạn.

Từ hàng ngàn năm trước con người đã biết làm ra vải để sử dụng may trang phục từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cây bông vải, cây đay, cây gai, lông động vật như cừu, dê, lạc đà, tơ của kén tằm. Nói chung trước cuộc cách mạng công nghiệp và thời đại dầu mỏ thì các loại vải có thể lựa chọn để may quần áo cũng rất hạn chế. Kể từ thập niên 30 của thế kỉ 20 khi các loại vải sợi tổng hợp như Nylon, PE, Viscote được tìm ra thì nhân loại đã thực sự bước vào cuộc cách mạng về ngành dệt may. Có vô vàn các loại vải được tạo thành từ những loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi tổng hợp và các loại vải sợi pha có cả thành phần thiên nhiên và nhân tạo. 

Hiện nay thị trường vải rất phong phú và đa dạng. Do sự đa dạng đó mà có thể nhiều bạn sẽ gặp khó khăn khi không biết nên lựa chọn loại vải nào thích hợp để may đồng phục cao cấp chất lượng. Vì thế bài viết dưới đây của Mẫu áo đồng phục sẽ giới thiệu và so sánh một số loại vải may phổ biến thường được dùng để may đồng phục cao cấp hiện nay cho các bạn tham khảo. Mong là sẽ hữu ích cho các bạn!

Vải cotton

Vải có nguồn gốc từ cây bông vải. Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên rất thân thiện với làn da của con người, hoàn toàn không gây kích ứng như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Vải Cotton xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các trang phục bình dân đến cao cấp đều có thể được may từ loại vải này. Chính bởi điều đó mà Cotton còn có biệt danh là ”Loại vải của cuộc sống”.

+ Ưu điểm: Hút ẩm rất tốt, thấm mồ hôi làm giảm nhiệt và làm mát cơ thể. Không gây kích ứng da, thân thiện với làn da trẻ em.
+ Nhược điểm: Dễ bám bẩn, dễ nhăn, dễ co rút hoặc chảy xệ, giá thành cao.

So sánh chất lượng các loại vải may đồng phục cao cấp

Vải KaKi

Vải Kaki là loại vải nhẹ, bền, được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng. Ban đầu vải kaki chủ yếu được dùng để may quân phục cho quân đội Anh đóng quân ở Ấn Độ và thế kỉ XIX. Bởi vì thời tiết ở Ấn Độ rất nóng nên dùng vải len để may quân phục như thường lệ là một việc làm không thích hợp từ đó trang phục quân đội được may bằng một loại vải mới, mỏng, nhẹ hơn, mặc mát hơn thích hợp cho các hoạt động chinh chiến và có màu nâu vàng gần giống với màu đất để dễ ngụy trang. Chất liệu mới này được đặt tên là “Khaki” ( Theo tiếng Hindu nghĩa là BỤI, tiếng Ba Tư nghĩa là ĐẤT ). Ít lâu sau không chỉ toàn bộ quân phục lính Anh mà các quân phục trên toàn thế giới đều sử dụng vải Kaki.

Kaki chỉ trở nên phổ cập như một loại quần áo mặc thường ngày trong cộng đồng từ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Thời điểm đó người Mỹ bắt đầu sử dụng kaki như một loại vải thông thường để may quần áo công sở hoặc công nhân hay học sinh, sinh viên. Hình ảnh những quân nhân mặc những chiếc quần kaki gọn, nhẹ đã gây ấn tượng với những người dân thường đang tìm kiếm một loại vải bền, đẹp. Do đó, những trang phục kaki nhanh chóng thành trang phục yếu thích của đàn ông Mỹ. Vì vải kaki tương đối dễ mặc, thoáng mát và có độ bền cao nên nó có thể phù hợp với cả môi trường làm việc công sở lịch sự đến những công nhân, thợ máy lao động mạnh. 

Ngày nay vải kaki là một trong những loại vải phổ biến nhất trong ngành dệt may thế giới, vải kaki với nhiều kiểu dáng cũng như nhiều màu sắc phong phú hơn. Đa số vải kaki vẫn được sản xuất sợi bông, một số ít được tạo ra từ sợi lanh. Một vài hợp chất cũng được trộn vào để giúp người mặc không cần ủi trước mà vải kaki cũng không nhăn. Trang phục làm từ vải kaki thường có đường may xếp li và có nhiều túi lớn, nhỏ. Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở. Kaki có hai loại chính: có thun và không thun. Kaki thun có độ giản hơn kaki không thun. Vì vậy khi mua váy đi làm, bạn nên mua váy với loại vải kaki có thun, để dễ dàng vận động.

Kaki thun là chất liệu kaki dày có độ co giãn cao, thoáng mát, thoải mái, tôn lên vóc dáng của bạn. Vải kaki thun thích hợp may các loại quần ôm, bó sát người, dành cho những cô nàng năng động.

So sánh chất lượng các loại vải may đồng phục cao cấp

Vải Kate

Vải kate là vải được pha trộn từ sợi cotton và sợi polyester. Chất liệu vải kate thoáng mát, mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không phai màu sau thời gian sử dụng. Đây là loại vải chuyên dùng để may áo sơ mi, vải kate thường có rất nhiều loại với giá thành và chất lượng khác nhau. Thường thì người ta gọi tên vải kate theo tên nguồn gốc của vải được sản xuất ở quốc gia nào.

Kate được chia thành nhiều loại như kate sọc, kate Ý, kate Mỹ, Kate Hàn Quốc, Kate Silk:

  • Kate Sọc: Là loại vải rất được yêu thích để may áo sơ mi văn phòng, kiểu dáng rất phong phú.
  • Kate Hàn Quốc: Độ bền màu thấp, độ bền của vải thấp, chủ yếu dùng may mặc đồng phục cho công nhân trong những khu công nghiệp với số lượng lớn.
  • Kate Silk: Thành phần PE khá cao nên chất vải có độ bền màu rất cao, chống kéo dãn, chống nhăn, thấm hút mồ hôi kém, đa số dùng may đồng phục học sinh, đồng phục công nhân. Màu sắc vải rất phong phú với hơn 90 màu khác nhau.
  • Kate Polin: dày hơn hai loại trên, nhiều cotton, thấm mồ hôi tốt hơn Silk, có thể dùng may đồng phục học sinh cao cấp hơn, đồng phục văn phòng.
  • Kate Ford: Dùng chủ yếu cho sơ mi văn phòng, mức độ thấm hút mồ hôi tốt nhưng có một số đánh giá là hơi dày, vẫn còn bị đổ lông.
  • Kate Ý – USA: Là loại kate có chất lượng tốt nhất và có giá thành cao nhất. Rất được giới văn phòng công sở lựa chọn để may áo sơ mi, đặc biệt sơ mi cao cấp vì có nhiều ưu điểm như bền màu, thấm mồ hôi tốt, không xù lông, chất vải sáng đẹp, sang trọng. 

So sánh chất lượng các loại vải may đồng phục cao cấp

Vải PE (POLYESTER)

Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Khi lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1951, nó đã được tổ chức như một phép lạ dệt vì nó có rất nhiều ưu điểm, có thể sản xuất nhanh chóng hàng loạt với giá thành thấp.

Ưu điểm của vải PE có rất nhiều, đây là loại vải bền, giữ hình dáng rất tốt, chống nhăn, chống nhàu, chống bám bẩn, chống nước, chống kéo dãn, không bị nấm mốc phá hủy dễ dàng làm sạch, giá thành rẻ, dễ nhuộm nên có màu sắc rất phong phú.

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm lớn nhất của PE lại là cảm giác vải khi mặc không thể bằng được các loại vải có nguồn gốc tự nhiên như cotton hay lụa. Vải không thấm hút mồ hôi nên mặc không được mát, có thể gây ngứa và kích ứng cho da nhất là da trẻ em.

Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện, cách nhiệt. Polyester trở thành một loại sản phẩm hoàn hảo đối với những quần áo đồng phục ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. 

So sánh chất lượng các loại vải may đồng phục cao cấp

Nếu quý khách hàng có nhu cầu may đồng phục và muốn sở hữu những mẫu đồng phục cao cấp chất lượng, hãy liên hệ ngay với đơn vị Mẫu áo đồng phục để được tư vấn và báo giá nhé:

Văn phòng: 56/5/28 đường TX25, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM

Hotline: Tel: 08 999 365 24 

Email: info@mauaodongphuc.com 

Website: mauaodongphuc.com

Tags: